Mỗi lần đứng trước gương để đánh răng hay xỉa răng, bạn thường để ý đến điều gì?
- Ria mép hay… lông mũi đã quá dài
- Xuất hiện những nếp nhăn do nhíu mày khi giận dữ
- Quầng thâm bọng mắt bắt đầu hiện rõ
Bạn thấy đó, ngay cả khi vệ sinh răng miệng thì bạn cũng không để ý đến hàm răng của mình.
Với nha sĩ thì khác. Họ có thể đánh giá sơ bộ tình trạng răng miệng hiện tại, ngay cả khi bạn không đến phòng nha. Tất cả những gì họ cần là ảnh chụp răng của bạn.
Cùng khám phá xem Nha sĩ sẽ đánh giá được gì từ hình ảnh răng của bạn nhé!
Bạn đã vệ sinh răng miệng đủ sạch chưa?
Mặc dù việc đây không phải là thông tin cấp thiết, nhưng hiểu về việc vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng.
Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn giúp bạn tránh bệnh hôi miệng và các bệnh về răng miệng khác. Việc làm đơn giản này có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Mọi thứ sẽ thể hiện rõ trong hình chụp và Nha sĩ có thể dựa vào đó để đánh giá bạn thuộc nhóm người có vệ sinh răng miệng kỹ hay không. Việc vệ sinh răng miệng bao gồm cả xỉa răng ở những nơi mà bàn chải không cọ tới được sẽ giúp bạn loại bỏ các mảng bám chứa vi khuẩn. Nếu không, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh nha chu, sâu răng, viêm nướu.
Bạn có viêm nướu không?
Các nha sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán về tình trạng này. Viêm nướu là một dạng phổ biến của bệnh nướu răng gây ra kích ứng, đỏ và sưng nướu của bạn. Mọi triệu chứng đều dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Vậy nguyên nhân phổ biến nào gây ra viêm nướu?
Chính là vệ sinh răng miệng không kỹ càng! Nhưng may mắn là bệnh viêm nướu có thể phòng tránh và chữa trị hiệu quả. Bạn chỉ cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày và thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
Nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan vì nếu không chăm sóc, vệ sinh nướu răng cẩn thận và đúng cách, bệnh viêm nướu có thể gây ra bệnh nha chu hoặc làm rụng răng.
Bạn có sâu răng không?
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Bệnh sâu răng có thể nhận biết dễ dàng thông qua màu sắc – các răng sâu thường có mảng màu vàng, đen.
Vậy nguyên nhân nào gây sâu răng?
Vi khuẩn sinh sôi do thức ăn bám vào kẽ răng hoặc bề mặt răng, sinh ra a-xít. A-xít này sẽ phá huỷ răng. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, sâu răng sẽ phát triển mạnh mẽ và phá huỷ tuỷ răng, gây ra đau nhức.
Hãy tạo thói quen khám tổng quát định kỳ tại phòng nha để chăm sóc sức khoẻ răng miệng chu đáo hơn.
Các tình trạng răng thường gặp
• Răng chen chúc
Khi có sự chênh lệch lớn của răng và kích thước hàm, các răng trong miệng không mọc ngay ngắn theo cung răng mà chen chúc, xô lấn nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin mà còn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
• Răng thưa
Răng thưa là tình trạng răng bị thiếu hoặc mọc cách xa nhau ở trên cung hàm. Một số trường hợp răng thưa khó phía trong hoặc khe hở nhỏ khó nhìn thấy nhưng trong một số trường hợp, khe hở giữa hai răng khá lớn, dễ nhìn thấy.
Tình trạng này xảy ra do kích thước răng và xương hàm của bạn. Khe hở hình thành khi răng quá nhỏ so với xương hàm và vì vậy răng mọc cách xa nhau. Răng thưa cũng dẫn đến việc thiếu tự tin khi giao tiếp, đặc biệt với những trường hợp răng quá thưa và dễ nhìn thấy.
• Răng khấp khểnh
Răng khấp khểnh là tình trạng răng phổ biến không kém. Răng chen chúc, xô lệch vào nhau do cung răng quá nhỏ, các răng không có đủ khoảng trống, răng mọc sau sẽ chèn vào trước hoặc sau răng đã mọc trước.
Răng khấp khểnh dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng dễ khiến bạn mất tự tin, không thoải mái cười nói.
• Răng hô
Răng bị hô (vẩu) là trường hợp hàm răng của bạn nhô ra trước khá nhiều, làm khuôn mặt bị gãy, mất thẩm mỹ. Đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.
Răng nhô có thể dẫn đến tổn thương răng khác, nướu hoặc lưỡi do vô tình cắn trúng khi ăn nhai. Thế nên, nhiều người tìm cách cải thiện răng hô nhưng cũng có người chọn cách “sống chung với lũ” như Freddie Mercury.
Bạn thấy đó, sức khỏe răng miệng có nhiều vấn đề hơn chúng ta thường nghĩ và cần sự chăm sóc răng miệng cẩn thận được hướng dẫn bời các chuyên gia.
Vậy thì, thay vì lên hỏi Google những câu như “Làm sao để răng hết thưa?” thì hãy để các chuyên gia Nha khoa của Zenyum đánh giá tình trạng răng của bạn miễn phí.
Gửi ngay hình ảnh răng hiện tại và nhận được lời khuyên cũng như phương pháp niềng răng dành cho riêng bạn!