Cách chữa hôi miệng tại nhà an toàn và hiệu quả

7 Tháng 12 2023

Chải răng với Kem đánh răng Zenyum để chữa hôi miệng tại nhà

Hôi miệng là vấn đề nha khoa phổ biến khiến nhiều người khó chịu và tự ti trong giao tiếp. Vấn đề này liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng và một số dấu hiệu bệnh lý khác. Cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết sau đây các cách chữa hôi miệng tại nhà an toàn và dễ thực hiện nhé!

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hơi thở có mùi chủ yếu xuất phát từ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, khi không được vệ sinh đúng cách. Sau khi ăn, một ít thức ăn còn mắc lại trong các kẽ răng và vi khuẩn được tạo ra từ đây. Nếu không được vệ sinh, những vi khuẩn này sẽ tạo thành cao răng hoặc gây ra sâu răng. Từ đó tạo nên mùi hôi trong khoang miệng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân bị hôi miệng khác có thể kể đến như khô miệng, hút thuốc, sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hôi miệng do vấn đề sức khỏe.

Bí quyết vệ sinh răng miệng

Để giải quyết vấn đề mùi hôi do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra, cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả nhất là vệ sinh răng miệng thường xuyên, theo đúng khuyến nghị của nha sĩ. 

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày. Sử dụng bàn chải phù hợp để vệ sinh răng miệng sáng và tối là điều cần thiết nhất để loại bỏ thức ăn thừa có trong khoang miệng. Bạn nên thay đổi bàn chải hoặc đầu bàn chải trung bình 3 – 4 tháng/ lần để có được hiệu quả vệ sinh tốt nhất.
  • Xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ giúp bạn lấy đi mẩu thức ăn còn mắc sâu trong kẽ răng, nơi bàn chải không thể chải đến. Ngoài ra, tăm nước là dụng cụ không thể thiếu đối với răng niềng, hỗ trợ vệ sinh và ngăn ngừa các vấn đề nha khoa phát sinh trong quá trình niềng răng. 
  • Vệ sinh lưỡi thường xuyên. Vi khuẩn không chỉ tích tụ trên răng mà còn có ở cả trên mặt lưỡi, làm sạch lưỡi giúp ngăn ngừa mùi hôi do vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi gây ra. 
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Fluoride là thành phần giúp bảo vệ men răng và ngừa sâu răng, từ đó ngăn chặn được tác nhân gây ra mùi hôi trong khoang miệng. 
Kem đánh trắng răng ZenyumFresh và Bàn chải ZenyumSonic
Ngăn ngừa hôi miệng với sản phẩm chăm sóc răng miệng từ Zenyum

Cách chữa hôi miệng đơn giản tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể làm giảm tình trạng hôi miệng với các nguyên liệu có sẵn ngay tại nhà như nước, trà xanh, dầu dừa hay một số loại thực phẩm quen thuộc khác. 

Trị hôi miệng bằng các phương pháp dân gian

  • Muối: là gia vị quen thuộc trong các món ăn. Ngoài ra, muối còn được chứng minh là chất sát khuẩn tự nhiên rất tốt. Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên sẽ làm giảm tình trạng hôi miệng, đồng thời phòng ngừa các bệnh lý nha khoa khác.
  • Chanh: là thực phẩm có tính diệt khuẩn tốt. Vì vậy, sử dụng muối hòa với nước cốt chanh để chải răng có thể loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Dầu dừa: sử dụng hỗn hợp dầu dừa và kem đánh răng có thể giúp bạn đánh bay mảng bám trên răng và bề mặt lưỡi. Thường xuyên áp dụng phương pháp này giúp bạn cải thiện mùi hôi trong khoang miệng và bảo vệ răng chắc khỏe. 
  • Lá ổi: là nguyên liệu có thể đánh bay mảng bám và diệt khuẩn hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp lá ổi hoặc súc miệng bằng nước lá ổi để giảm tình trạng hôi miệng. 

Chữa hôi miệng với chế độ ăn uống lành mạnh

  • Sữa chua: thường xuyên ăn sữa chua sẽ cung cấp đủ lợi khuẩn cho cơ thể, loại bỏ những vi khuẩn có hại. Sữa chua rất là giải pháp hiệu quả cho tình trạng hôi miệng do vấn đề tiêu hóa.
  • Nước ép cam: không chỉ là nước uống ngon miệng mà còn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng. Vitamin C có trong cam giúp kích thích tuyến nước bọt, từ đó làm sạch khoang miệng một cách tự nhiên và giảm mùi hôi do vi khuẩn gây ra. 
  • Trà xanh: là nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả. 1 tách trà xanh sau bữa ăn là giải pháp lý tưởng để làm sạch khoang miệng và ngăn mùi hôi khó chịu. 

Hạn chế khô miệng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khô miệng sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Tuyến nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng. Miệng bị khô sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Điều này chứng minh qua việc khoang miệng thường xuyên bị khô khi bạn ngủ, vì thế hơi thở sẽ có mùi khó chịu mỗi khi thức dậy. 

Hạn chế tình trạng khô miệng bằng việc uống đủ nước hàng ngày (không bao gồm cà phê và các thức uống có gas) sẽ hỗ trợ kích thích sự hoạt động tuyến nước bọt. Vì vậy, đây là phương pháp cải thiện vấn đề hôi miệng đơn giản và hiệu quả. 

Thay đổi thói quen sống để có hơi thở thơm mát

Ngoài vấn đề hôi miệng do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra, thói quen sống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên hơi thở có mùi khó chịu. 

  • Không hút thuốc: để giảm tình trạng khô niêm mạc miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện mùi hôi trong hơi thở. 
  • Vệ sinh răng miệng sau ăn thực phẩm có mùi: Một số loại thực phẩm như hành, tỏi làm sản sinh hợp chất allyl methyl sulfide (AMS) trong quá trình tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi trong hơi thở. Vì vậy, để giảm tình trạng này, bạn có thể súc miệng thật kỹ sau khi ăn và uống 1 tách trà xanh là khử mùi hôi.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: là yếu tố cần thiết nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏi các bệnh lý nha khoa, tác nhân chính gây ra mùi hôi trong khoang miệng.

 

Câu hỏi thường gặp

Q: Hôi miệng có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

A: Ngoài nguyên nhân chính đến từ vi khuẩn trong miệng gây ra, hôi miệng cũng có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh ở phổi, gan, đường tiêu hóa hay tiểu đường. Vì vậy, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị. 

Q: Hôi miệng có di truyền không?

A: Chưa có nghiên cứu nào cho thấy hôi miệng được di truyền. Có thể hôi miệng là biểu hiện của căn bệnh mang tính di truyền. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể hạn chế vấn đề này với chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng các phương pháp tự nhiên để khử mùi hơi thở. 

Q: Nên làm gì khi trẻ thường xuyên bị hôi miệng?

A: Trẻ em thường lười chải răng khi không có sự giám sát của phụ huynh, dẫn đến các bệnh lý nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm lợi,…và gây ra hôi miệng. Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen vệ sinh đúng cách và thường xuyên đến nha khoa kiểm tra để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé. 

Nâng cấp quy trình vệ sinh răng miệng với Zenyum

Bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng Zenyum

Table of Contents

You Might Also Like...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tải ứng dụng Zenyum để giới thiệu Niềng răng trong suốt Zenyum bằng liên kết riêng của bạn. Càng nhiều hành trình thăng hạng nụ cười được thực hiện, bạn càng nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. 😍
Niềng răng là một hành trình khá dài, đòi hỏi sử dụng nhiều thời gian và kỹ thuật. Hiện nay, có nhiều hình thức niềng răng khác nhau như niềng răng mắc cài, niềng răng mặt trong, niềng răng trong suốt. Vậy phương pháp nào hiệu quả và có tác dụng nhanh nhất, cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Bạn có phù hợp với Niềng răng trong suốt Zenyum?

Chỉ mất 5 phút! Zenyum sẽ liên hệ để chia sẻ về chi phí và thời gian cho gói niềng phù hợp.

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!