Răng hô là vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Việc xác định sớm và điều trị răng hô rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe răng miệng tối ưu cho bạn. Vậy cách nhận biết răng hô như thế nào, cùng Zenyum tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cách nhận biết răng hô
Cách nhận biết răng bị hô khá dễ, tùy theo tình trạng răng hô nhẹ hay phức tạp mà sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu có thể quan sát dễ dàng như sau:
- Răng chìa ra ngoài: Khi nhìn nghiêng, bạn có thể thấy rõ phần răng cửa trên nhô ra ngoài so với môi và cằm.
- Môi bị hở: Môi thường không thể khép kín hoàn toàn, do răng chìa ra ngoài đẩy môi lên.
- Khớp cắn sai lệch: Răng hàm trên và hàm dưới không khớp nhau khi cắn, có thể dẫn đến khó khăn khi ăn nhai và phát âm.
- Mất cân đối khuôn mặt: Răng hô có thể khiến khuôn mặt mất cân đối, khiến phần môi và mũi bị nhô ra trước.
Cách nhận biết hô răng hay hô hàm:
- Hô do răng: Răng mọc chen chúc, lộn xộn, không đều đặn. Cung răng trên hẹp hơn so với cung răng dưới. Xương hàm phát triển bình thường.
- Hô do hàm: Xương hàm trên phát triển quá mức, đưa ra trước so với hàm dưới. Răng có thể mọc đều đặn. Cung răng trên và dưới có kích thước tương đương nhau.
Khác với tình trạng răng móm, răng hô xảy ra khi các răng hàm nhô ra ngoài phía trước nhiều hơn so với răng hàm dưới. Còn răng móm thì các răng hàm dưới nhô ra phía trước nhiều hơn so với các răng hàm trên.
Nguyên nhân răng hô
Di truyền
Theo các nha sĩ, tỷ lệ di truyền cho tình trạng răng hô lên đến 70%. Điều này có nghĩa là trẻ em có khả năng cao thừa hưởng cấu trúc hàm và răng hô từ ông bà, cha mẹ hoặc người thân. Lý do là bởi các yếu tố về hình dáng, cấu trúc răng hàm mặt, bao gồm kích thước và vị trí của xương hàm, kích thước và hình dạng của răng, đều chịu ảnh hưởng bởi gen di truyền.
Do hàm phát triển sai lệch
Răng hô cũng có thể do xương hàm phát triển mất cân đối, răng không có đủ chỗ để mọc, dẫn đến tình trạng mọc chen chúc, xô lệch khiến răng nhô ra phía trước. Phần xương hàm phát triển từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành cũng có nhiều thay đổi, nếu khung xương hàm phát triển quá mức cũng có thể khiến răng bị hô.
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như khối u, u nang trong khoang miệng hoặc hàm, răng thừa hoặc thiếu cũng có thể khiến răng hô.
Các thói quen xấu khi còn nhỏ
- Mút tay, ngậm ti giả, bú bình quá lâu: Những thói quen này tạo áp lực lên răng và hàm, khiến răng cửa hàm trên bị đẩy ra ngoài.
- Đưa lưỡi ra đằng trước: Khi trẻ đưa lưỡi ra đằng trước, nó sẽ tạo áp lực lên răng cửa, khiến răng bị chìa ra ngoài.
- Cắn môi dưới: Thói quen này có thể khiến răng cửa hàm trên bị nghiêng ra ngoài.
Ảnh hưởng của răng hô
Mất thẩm mỹ
Răng hô là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt. Khi răng bị hô, phần răng cửa sẽ chìa ra ngoài nhiều hơn so với bình thường, khiến cho khuôn miệng nhô ra, mất cân đối với các đường nét khác trên khuôn mặt, khiến khuôn mặt thô, thiếu hài hoà. Điều này khiến nụ cười trở nên kém duyên và thiếu tự tin.
Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
- Vệ sinh răng miệng: Răng hô tạo điều kiện cho thức ăn dễ bám dính, hình thành mảng bám, cao răng, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn do cấu trúc răng không đều đặn.
- Chức năng ăn nhai: Răng hô khiến khớp cắn bị sai lệch, dẫn đến khó khăn trong việc nhai nhỏ thức ăn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lâu dần, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và đường ruột.
- Về khớp thái dương hàm: Răng hô có thể gây áp lực lên khớp thái dương hàm, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức khớp, mỏi hàm, thậm chí là rối loạn khớp thái dương hàm.
Khó phát âm và giao tiếp
Do vị trí sai lệch của răng, lưỡi gặp khó khăn trong việc phát âm một số phụ âm, dẫn đến tình trạng nói ngọng, phát âm không rõ ràng. Điều này gây cản trở cho quá trình giao tiếp, khiến người bị hô gặp khó khăn trong việc truyền đạt thông tin và thể hiện bản thân.
Ảnh hưởng tâm lý
Răng bị hô cũng ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin. Nhiều người có tâm lý ngại ngùng, tự ti, thậm chí né tránh giao tiếp xã hội vì lo lắng về ngoại hình của mình. Tự ti về nụ cười có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạn chế cơ hội học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt là đối với trẻ em, răng hô dễ bị bạn bè trêu chọc, gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Nên làm gì nếu răng bị hô?
Với sự phát triển không ngừng của ngành y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều cách để cải thiện răng hô. Tuỳ vào mức độ, tình trạng răng miệng của mỗi người mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Người răng hô có thể tham khảo một số cách khắc phục như sau:
Niềng răng
Đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị răng hô. Niềng răng sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn.
Tuỳ vào tình trạng răng của mỗi người mà thời gian đeo niềng sẽ khác nhau, thường kéo dài từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng nhanh hơn, trong đó phải kể đến niềng răng trong suốt Zenyum.
Niềng răng trong suốt Zenyum là giải pháp hiện đại, thẩm mỹ cao, được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Khay niềng được làm từ chất liệu nhựa trong suốt, ôm sát vào khuôn răng, khó để nhìn thấy. Hơn nữa, thời gian đeo niềng được rút ngắn, đối với các trường hợp đơn giản, thời gian đeo niềng chỉ còn từ 3 – 9 tháng.
Thăng hạng nụ cười với niềng răng trong suốt Zenyum ngay hôm nay!
Bọc răng sứ
Đối với trường hợp hô nhẹ (cách nhận biết răng hô nhẹ), bọc răng sứ có thể là giải pháp hiệu quả. Phương pháp này giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười nhanh chóng mà không cần niềng răng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, việc mài đi một phần men răng để bọc sứ có thể làm giảm độ nhạy cảm của răng, khiến răng dễ bị tổn thương hơn. Với trường hợp hô nặng, nguyên nhân thường do cấu trúc xương hàm hoặc khớp cắn sai lệch, bọc răng sứ không phải là một lựa chọn tối ưu.
Phẫu thuật chỉnh hình hàm
Phẫu thuật chỉnh hình hàm là phương pháp điều trị răng hô do cấu trúc xương hàm. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp răng hô nặng do cấu trúc xương hàm bị sai lệch.
>> Xem thêm: Các phương pháp điều chỉnh răng khểnh
Một số lưu ý đối với răng hô
Vệ sinh răng miệng
- Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, dùng kem đánh răng có chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra và vệ sinh răng miệng khoa học.
Thói quen sinh hoạt
- Tránh các thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng, ăn vặt, đồ uống có đường,…
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động có nguy cơ cao bị va đập vào mặt.
Lưu ý khi điều trị
- Nếu bạn đang niềng răng, cần tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ.
- Nếu niềng răng trong suốt, cần đeo khay niềng ít nhất 20 – 22 giờ mỗi ngày, thay khay theo hướng dẫn của nha sĩ.
- Đi khám răng định kỳ để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng và điều chỉnh dụng cụ chỉnh nha nếu cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Tìm hiểu kỹ về các phương pháp điều trị răng hô trước khi quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân.
- Lựa chọn nha khoa uy tín và nha sĩ có chuyên môn cao để điều trị.
- Giữ tinh thần thoải mái và lạc quan trong quá trình điều trị.
Tìm kiếm sự hướng dẫn chuyên môn từ nha sĩ uy tín sẽ giúp bạn đạt được kết quả tối ưu, đảm bảo việc điều trị răng hô an toàn và hiệu quả lâu dài. Hành trình khắc phục răng hô tuy có thể dài và đòi hỏi sự kiên trì, nhưng kết quả đạt được sẽ hoàn toàn xứng đáng với nụ cười rạng rỡ và sự tự tin mà bạn có được.
Thăng hạng nụ cười với niềng răng trong suốt Zenyum
Zenyum có thể cải thiện tình trạng răng phức tạp.