Nguyên nhân chảy máu chân răng và cách xử lý hiệu quả

12 Tháng Mười 2023

Nguyên nhân chảy mãu chân răng

Nguyên nhân chảy máu chân răng có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau như thói quen chải răng không đúng cách, các bệnh về nha khoa,… Bản thân chảy máu chân răng không nguy hiểm nhưng các nguyên nhân tiềm ẩn sau đó là vấn đề cần được quan tâm. Ở bài viết này, Zenyum sẽ liệt kê các nguyên nhân phổ biển dẫn đến chảy máu nướu và những biện pháp phòng ngừa tại nhà.

Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân phổ biến thường gặp có thể đến từ các vấn đề về nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, răng mọc lệch,…

Viêm lợi

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến viêm lợi đến từ cao răng. Cao răng là các mảng bám dính chặt vào răng, để lâu sẽ tích tụ vi khuẩn gây kích ứng nướu dẫn đến chảy máu chân răng. Biến chứng nghiêm trọng của viêm lợi là viêm nha chu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc mất răng.

 

Các triệu chứng của viêm lợi bao gồm: sưng nướu răng, đau nhức quanh miệng hoặc quanh nướu, chảy máu chân răng.

Răng mọc lệch

Răng mọc lệch, khấp khểnh dẫn đến khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, các vụn thức ăn thừa sẽ dễ dàng bám vào kẽ răng và hình thành cao răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra các biến chứng bệnh lý trên răng, làm cho răng nhạy cảm & dễ chảy máu hơn.

Vấn đề sức khỏe dẫn đến chảy máu chân răng

Một vài trường hợp hiếm gặp khác có thể gây chảy máu chân răng, là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh gan và thận, sốt xuất huyết,… Triệu chứng của những căn bệnh này gây ra tình trạng khó đông máu, dẫn đến tình trạng chảy máu ở chân răng & viền nướu diễn ra dễ dàng hơn.

 

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ ở các giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh dẫn đến phản ứng mạnh hơn của cơ thể đối với vi khuẩn gây viêm lợi, khiến nướu răng bị chảy máu.

Các nguyên nhân đến từ thói quen sống

Thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu các vitamin C, K làm cho nướu răng dễ sưng và chảy máu.

 

Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh hay sử dụng bàn chải có lông cứng tác động lên nướu cũng là một trong những thói quen xấu phổ biến dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

Nguyên nhân chảy máu chân răng do thuốc điều trị

Các loại thuốc chống đông máu là một trong những tác nhân dẫn gây ra chảy máu ở nướu. Một vài loại thuốc kê đơn khác cũng có thể gây chảy máu chân răng với tác dụng phụ của chúng. Hãy liên hệ bác sĩ của bạn để đưa ra hướng xử lý tốt nhất trong trường hợp này.

Phòng ngừa và ngăn chặn chảy máu chân răng

Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng tăm chỉ nha khoa 1 lần/ ngày là những thói quen giúp bảo vệ khỏi các bệnh lý về răng miệng. 

Bàn chải có lông mềm với chế độ chải phù hợp như bàn chải điện ZenyumSonic & ZenyumSonic Go có thể giúp bạn chải sạch răng & nướu một cách hiệu quả, hạn chế hình thành cao răng gây ra viêm lợi, từ đó làm ngăn ngừa nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm có tác động to lớn đến sức khỏe răng miệng. Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột, thay vào đó hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C,… để đảm bảo sức khỏe và hạn chế các vấn đề nha khoa gây ra chảy máu chân răng.

Định kỳ kiểm tra răng miệng cùng nha sĩ

 

Bạn nên đặt lịch thăm khám tại nha khoa ít nhất 2 lần mỗi năm để nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện & điều trị sớm các bệnh lý nha khoa cũng như cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng, giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng.

Câu hỏi thường gặp

Q: Chảy máu chân răng thường xuyên có sao không?

A: Chảy máu chân răng là biểu hiện lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng khác. Bạn nên cân nhắc đến thăm khám tại nha khoa cũng như hỏi ý kiến chuyên gia để đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Q: Chảy máu chân răng có tự khỏi không?

A: Nếu nguyên nhân chảy máu chân răng đến từ việc nướu bị kích thích thì sẽ tự khỏi ngay sau đó mà không cần các biện pháp xử lý nào. Tuy nhiên bạn không nên để vấn đề này xảy ra thường xuyên, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh về nướu.

Q: Phương pháp xử lý tại nhà khi bị chảy máu chân răng

A: Khi tạm thời không thể đến thăm khám tại nha khoa, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản để cầm máu tại nhà như: súc miệng bằng nước muối, chườm lạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng bạc hà hoặc nha đam để đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

*Bài viết mang tính tham khảo. Zenyum không trực tiếp đưa ra chỉ định y tế. Hệ thống Zenyum hoạt động dựa trên chỉ định chuyên môn từ nha sĩ đối tác, vui lòng tham khảo thêm ý kiến từ nha sĩ của bạn.

Nâng cấp quy trình chăm sóc răng miệng với bộ sản phẩm từ Zenyum

Bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng Zenyum

Table of Contents

You Might Also Like...

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!
Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tải ứng dụng Zenyum để giới thiệu Niềng răng trong suốt Zenyum bằng liên kết riêng của bạn. Càng nhiều hành trình thăng hạng nụ cười được thực hiện, bạn càng nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. 😍
Niềng răng là một hành trình khá dài, đòi hỏi sử dụng nhiều thời gian và kỹ thuật. Hiện nay, có nhiều hình thức niềng răng khác nhau như niềng răng mắc cài, niềng răng mặt trong, niềng răng trong suốt. Vậy phương pháp nào hiệu quả và có tác dụng nhanh nhất, cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu theo sản phẩm

Đăng

ký theo dõi

Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!

Search

Lưu ý

Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Tìm kiếm

Bạn có phù hợp với Niềng răng trong suốt Zenyum?

Chỉ mất 5 phút! Zenyum sẽ liên hệ để chia sẻ về chi phí và thời gian cho gói niềng phù hợp.

Subscribe

to our newsletter

Receive weekly product promos, information and oral care tips!

This site is registered on wpml.org as a development site. Switch to a production site key to remove this banner.