Niềng răng có thể được coi là một lựa chọn tuyệt vời để có một hàm răng đều đẹp, khớp cắn đúng vị trí và đáp ứng khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, không phải lúc nào niềng răng cũng thành công. Niềng răng thất bại có thể dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. Vậy vì sao niềng răng hỏng, dấu hiệu để nhận biết và cách khắc phục, cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu và triệu chứng niềng răng không thành công
Đau dai dẳng và khó chịu
Đau nhức là một triệu chứng phổ biến trong quá trình niềng răng, bởi các khí cụ niềng răng tác động lực lên răng, khiến răng di chuyển theo kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau dai dẳng và khó chịu kéo dài, thì đây là một dấu hiệu phổ biến cho thấy quá trình niềng răng đã bị hỏng
Dây cung niềng răng bị lỏng và hở
Nếu dây cung bị lỏng và hở trong thời gian dài, không được điều chỉnh kịp thời, thì có thể dẫn đến việc răng không được dịch chuyển theo đúng lộ trình như mong muốn. Kéo theo đó là nhiều biến chứng không mong muốn như răng có thể trở lại vị trí ban đầu hoặc di chuyển không đúng cách sau quá trình niềng.
Tình trạng răng không cải thiện
Sau khi bắt đầu niềng được một thời gian dài mà tình trạng răng không cải thiện hoặc xấu hơn lúc ban đầu. Vị trí răng không thay đổi hoặc thậm chí răng không di chuyển đúng theo liệu trình điều trị khiến cho khuôn mặt trở nên xấu và mất thẩm mỹ, tình trạng này được xem như là niềng răng hỏng.
Thay đổi bất thường ở khớp cắn hoặc hàm
Trong một số trường hợp, những thay đổi ở khớp cắn hoặc hàm là bình thường và có thể được dự đoán trước. Tuy nhiên, nếu các thay đổi này gây ra các vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ, điều này biểu hiện của niềng răng không thành công. Chẳng hạn như răng bị lệch hoặc xô lệch khỏi vị trí mong muốn, khớp cắn không khít hoặc không đều,…
Khó nhai hoặc nói
Trong quá trình niềng răng, các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, thun buộc sẽ tác động lực lên răng để di chuyển răng về vị trí mong muốn, có thể gây khó khăn khi ăn nhai hoặc nói. Tuy nhiên, nếu khó khăn này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, thì có thể là vấn đề của việc niềng răng hỏng. Trường hợp này ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là cân nặng, sức khoẻ, tâm lý của người niềng răng.
Nướu răng sưng hoặc chảy máu
Niềng răng hỏng có thể được biểu hiện rõ qua việc nướu bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm, sưng đỏ, tụt nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,…
Tăng độ nhạy cảm của răng
Nếu lực kéo của khí cụ niềng quá mạnh hoặc quá đột ngột, có thể gây tổn thương đến men răng, ngà răng hoặc tủy răng. Điều này khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, ngay cả khi đã hoàn thành quá trình niềng răng. Do đó có thể xem đây là một trong những triệu chứng thường gặp khi niềng răng thất bại.
Nguyên nhân niềng răng thất bại
Kế hoạch điều trị hoặc chẩn đoán không chính xác
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phức tạp, đòi hỏi nha sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Nếu nha sĩ chẩn đoán sai hoặc lên kế hoạch điều trị không phù hợp với tình trạng răng miệng, điều này dẫn đến kết quả là niềng răng hỏng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách trong quá trình chỉnh nha có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình điều trị. Điều này không chỉ dẫn đến việc viêm nhiễm nướu mà còn gây ra các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nha chu. Nếu không được kiểm soát, các bệnh lý về răng miệng này có thể gây tổn thương cho mô xung quanh răng và hệ thống cố định niềng răng. Do đó, nguyên nhân của niềng răng không thành công có thể đến từ lý do này.
Các vấn đề với mắc cài, dây cung hoặc khí cụ chỉnh nha khác
Nếu mắc cài không được đặt đúng cách hoặc không phù hợp với tình trạng răng của người niềng, nó có thể gây ra mất cân bằng trong quá trình chỉnh nha. Hoặc trong quá trình niềng răng, dây thun niềng bị đứt do các lực tác động mạnh hay bị mài mòn theo thời gian, thì nó cũng không thể thực hiện được chức năng chỉnh nha hiệu quả.
Song đó, một số người có thể phản ứng dị ứng với các vật liệu sử dụng trong mắc cài hoặc dây cung. Phản ứng này có thể làm cho răng hoặc lợi bị viêm, đau hoặc gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Điều này có thể góp phần khiến cho quá trình niềng răng bị hỏng.
Các vấn đề răng miệng phát sinh trong quá trình điều trị
Một số tác dụng phụ của việc niềng răng có thể khiến các vấn đề răng miệng phát sinh trong quá trình điều trị. Phổ biến trong đó phải kể đến như nhiễm trùng nướu, viêm tủy răng, răng bị gãy,… Những tình trạng như vậy có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của quá trình niềng răng. Vấn đề này cũng trả lời cho câu hỏi niềng răng đau không, bởi trong một số trường hợp, niềng răng gián tiếp gây đau cho bạn.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, việc niềng răng hỏng còn đến từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, chẳng hạn như hệ thống mắc cài kém chất lượng, lực kéo mỗi lần chỉnh nha không phù hợp, hay sự phối hợp giữa người niềng răng và nha sĩ chưa tốt.
Phải làm gì khi niềng răng thất bại?
Để có được đánh giá chính xác nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ. Nha sĩ có thể đánh giá tình trạng hiện tại và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp tiếp theo.
Tìm hiểu các phương pháp chỉnh nha hoặc phương pháp điều trị thay thế khác an toàn hơn. Chẳng hạn như phương pháp niềng răng trong suốt không mắc cài.
Phải làm gì khi niềng răng bị đau?
Niềng răng đau không? Có, niềng răng có thể gây đau. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng răng, hình thức niềng răng và khả năng chịu đau của bạn. Để giảm đau nhức trong quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ một số lưu ý trong ăn uống và vệ sinh răng miệng của nha sĩ.
- Tránh nhai những thức ăn cứng, nóng hay lạnh quá mức. Chọn những thức ăn mềm, dễ ăn như súp, cháo, thức ăn nhai nhẹ.
- Lưu ý đến vệ sinh răng miệng, dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải điện để làm sạch các kẽ răng, súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn. Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và điều chỉnh khí cụ chỉnh nha nếu cần thiết.
- Nếu đau răng sau khi niềng làm bạn không thoải mái, có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Các biện pháp khắc phục và lựa chọn thay thế
Một số vấn đề nha khoa tiềm ẩn như sâu răng, gãy răng có thể cản trở quá trình niềng răng. Nếu các vấn đề này không được điều trị trước khi niềng, chúng có thể khiến việc niềng răng trở nên khó khăn và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chết tủy hoặc mất răng. Chính vì vậy, việc đánh giá các thủ tục nha khoa bổ sung là một cách để hạn chế việc niềng răng hỏng.
Được ứng dụng công nghệ tiên tiến, niềng răng trong suốt Zenyum là một giải pháp phù hợp với hiện nay cho hầu hết đối tượng. Giải pháp này giúp tối giản hóa quy trình, hạn chế tối đa các tổn thương về răng miệng, đồng thời rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây là một phương pháp niềng răng tân tiến từ Singapore.
Tìm hiểu thêm thông tin và tham gia ngay liệu trình cùng Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.
Niềng răng là một phương pháp phổ biến để cải thiện hàm răng và có được nụ cười tự tin nhất, nhưng đôi khi việc niềng răng có thể thất bại. Mặc dù vậy, khả năng khắc phục những vấn đề về niềng răng hỏng là hoàn toàn khả thi với cách tiếp cận đúng đắn. Các nha sĩ dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao có thể giúp bạn lấy lại kết quả niềng răng mong muốn.