Răng móm (khớp cắn ngược) là một loại sai khớp cắn, trong đó răng cửa hàm dưới nhô ra ngoài nhiều hơn răng cửa hàm trên. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu thêm về răng móm và những gì chúng ta có thể làm để điều trị tình trạng răng này!
Răng móm là gì và tác động của nó?
Răng móm có nhiều dạng khác nhau, với mức độ từ nhẹ đến các trường hợp phức tạp hơn. Nguyên nhân chính là do sự lệch lạc giữa hàm trên và hàm dưới, khiến cho các răng hàm dưới trước đẩy ra phía trước hơn so với các răng trên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn cả sức khỏe tổng thể của bạn.
Mặc dù các trường hợp nhẹ có thể không gây ra vấn đề gì đáng kể, nhưng tình trạng bị móm nghiêm trọng thường có thể dẫn đến nhiều vấn đề về khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Đó là lý do tại sao việc can thiệp sớm là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sự khác nhau giữa răng móm và răng hô
Cách mà các răng chồng lên nhau sẽ quyết định răng móm hay răng hô. Khi miệng đóng lại, các răng cửa hàm dưới nằm phía trước các răng hàm trên là tình trạng khớp cắn ngược (răng móm). Ngược lại, khớp cắn sâu (răng hô) xảy ra khi các răng cửa hàm dưới bị che một phần hoặc toàn bộ khi miệng khép lại, do các răng cửa hàm trên chồng lên theo chiều dọc.
Bạn muốn biết về tình trạng răng của mình hiện tại không? Đánh giá răng tại đây?
Dấu hiệu nhận biết răng móm
Nhận biết được các dấu hiệu của răng móm rất cần thiết để bạn có biện pháp điều trị kịp thời. Những dấu hiệu này sẽ khuyến khích bạn tìm kiếm sự đánh giá và can thiệp chuyên môn của các nha sĩ để giải quyết. Một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng này bao gồm:
- Hàm dưới nhô ra rõ rệt: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của tình trạng răng móm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
- Khó nhai và cắn: Sự lệch lạc trong khớp cắn khiến cho việc ăn nhai thức ăn trở nên khó khăn, khi thức ăn không được nghiền nhỏ kỹ có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa..
- Khó khăn khi nói: Răng móm có thể ảnh hưởng đến giọng nói, dẫn đến các vấn đề như nói ngọng hoặc nói không rõ chữ.
- Đau hàm và khó chịu: Hàm sai lệch sẽ tạo áp lực lên các cơ và khớp hàm, gây đau và khó chịu.
- Khó đóng hoặc mở miệng hoàn toàn: Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra khó răng trong việc chuyển động của hàm.
- Cắn vào bên trong má hoặc lưỡi: Răng lệch lạc làm tăng nguy cơ vô tình cắn vào và làm tổn thương các mô mềm bên trong miệng.
- Sự bất đối xứng của khuôn mặt: Theo thời gian, khớp cắn ngược có thể làm thay đổi các đặc điểm trên khuôn mặt, bao gồm hàm trên ngắn hơn và cằm nhô ra hơn.
Nguyên nhân gây ra móm phổ biến
Răng móm do di truyền
Nhiều người bẩm sinh đã gặp phải vấn đề răng móm. Việc này có thể bắt nguồn bởi yếu tố di truyền từ ông bà cha mẹ hoặc họ hàng.
Răng móm do thói quen xấu
- Mút tay:
Nếu đến 3 hoặc 4 tuổi hoặc trong khi răng vĩnh viễn đang mọc mà trẻ vẫn có thói quen mút tay, áp lực do mút và ngón tay tạo ra có thể khiến răng vĩnh viễn mọc ở một góc bất thường, gây ra trình trạng móm.
- Ngậm núm vú giả:
Theo nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên Tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng núm vú giả có liên quan đến nguy cơ phát triển sai khớp cắn cao hơn so với việc mút ngón tay hoặc ngón tay cái.
- Đẩy lưỡi:
Đây là thói quen ở khá nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đa phần điều này thường dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn được gọi là “cắn hở”, nhưng đôi khi nó cũng có thể gây ra tình trạng răng móm.
Răng móm do mất răng
Mất răng có thể làm cho các răng còn lại của bạn dịch chuyển theo thời gian, ảnh hưởng đến vị trí của các răng cửa, từ đó gây nên móm.
Răng móm do khối u và u nang của miệng hoặc hàm
Các khối u và u nang trong miệng hoặc hàm có thể làm thay đổi cấu trúc của răng, hình dạng của miệng và hàm. Nếu tình trạng sưng tấy kéo dài hoặc sự phát triển của mô mềm hoặc xương ở phần trên của miệng/hàm có thể khiến răng của bạn dịch chuyển về phía trước, qua thời gian có khả năng gây nên móm.
>>> Xem thêm: Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
Ảnh hưởng của răng móm
Răng móm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Việc khắc phục tình trạng móm sớm có thể giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực như:
- Tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu: Răng sai lệch khớp cắn khó làm sạch đúng cách, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Sự sai lệch khớp cắn có thể làm căng thẳng cho khớp thái dương hàm, dẫn đến đau hoặc khó chịu, gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), đau đầu và đau tai.
- Mòn răng: Răng móm có thể gây mòn răng, nó có thể dẫn đến mòn răng không đều, làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu.
- Khó thở khi ngủ: Khi hàm dưới nhô ra so với hàm trên, lưỡi có thể bị đẩy về phía sau, chặn một phần đường thở. Hàm răng móm cũng có thể khiến vòm miệng hẹp hơn, hạn chế lưu thông khí, gây khó thở.
- Tự ti: Răng móm có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến sự thoải mái, tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
Những ảnh hưởng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp sớm và các biện pháp khắc phục như niềng răng, nhằm ngăn ngừa kịp thời các vấn đề.
Khắc phục tình trạng răng móm bằng niềng răng
Cách khắc phục tình trạng răng móm phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng phương pháp niềng răng. Điều này có thể bao gồm niềng răng mắc cài kim loại truyền thống hay các lựa chọn thẩm mỹ hơn như niềng răng trong suốt.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc khắc phục tình trạng móm bằng niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ có chuyên môn.
Niềng răng trong suốt Zenyum là phương pháp chỉnh nha giúp nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn, mang lại nụ cười tự tin, rạng rỡ. Thay vì sử dụng mắc cài kim loại, dây cung như phương pháp truyền thống, giải pháp này sẽ sử dụng bộ niềng răng trong suốt được thiết kế, sản xuất theo cấu trúc/dữ liệu răng của bạn để điều chỉnh răng, sắp xếp chúng về vị trí trên khung hàm.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng sai lệch, niềng răng trong suốt Zenyum có thể được áp dụng để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Thông qua việc tác dụng lực từ từ, niềng răng Zenyum cho phép răng di chuyển trong khoảng thời gian nhất định.
Câu hỏi thường gặp:
Tôi có thể tự cải thiện tình trạng răng móm mà không cần niềng không?
Niềng răng trong suốt Zenyum có thể cải thiện những tình trạng răng móm nhẹ. Bên cạnh đó, những đối tác đáng tin cậy sẽ tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất với tình trạng răng hiện tại.
Thời gian mang khay niềng cho tình trạng răng móm?
Thời gian cải thiện tình trạng răng móm với Niềng răng trong suốt Zenyum tùy thuộc vào mức độ phức tạp của răng. Chỉ mất từ 3 tháng cho tình trạng nhẹ với Niềng trong suốt Zenyum và lên đến 15 tháng cho các tình trạng răng phức tạp.
Thăng hạng nụ cười cùng Zenyum
Niềng răng trong suốt Zenyum giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin hơn!