Răng thưa là gì?
Răng thưa là khuyết điểm thường gặp ở răng. Những người sở hữu hàm răng thưa thường khi nhìn vào sẽ thấy khoảng cách giữa các răng cách xa nhau do vị trí mọc của các răng không sát khít với nhau, tạo nên khe hở. Ngoài ra, hàm trên của người mắc tình trạng răng thưa thường khá rộng nhưng hàm dưới lại khá hẹp.
Răng thưa là tình trạng có các khoảng trống giữa các răng do răng mọc không sát khít với nhau (Nguồn: tham khảo)
Tại sao răng bị thưa?
Có nhiều nguyên nhân gây nên khuyết điểm răng thưa, cụ thể phải kể đến như:
Do di truyền
Có đến 70% răng thưa là do di truyền. Thông thường trường hợp ba mẹ hoặc ông bà gặp phải hàm răng thưa thì con cái sinh ra trong gia đình cũng gặp phải trường hợp tương tự.
Do bệnh lý răng miệng
Những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…nếu không được cải thiện kịp thời thì về lâu về dài có thể gây ra nhiều biến chứng góp phần dẫn đến khuyết điểm răng thưa.
Do thói quen sinh hoạt
Nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra các thói quen sinh hoạt, ăn uống thường ngày có thể ảnh hưởng đến vị trí của răng. Điển hình như sử dụng tăm, chỉ nha khoa,…không đúng cách khi vệ sinh răng miệng hay thở bằng miệng cũng có thể làm gia tăng khoảng cách giữa các răng, khiến răng bị thưa.
Răng thưa chủ yếu là do di truyền (Nguồn: Tham khảo)
Răng thưa ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Những kẽ hở giữa các răng là vị trí thuận lợi để thức ăn dính lại, vi khuẩn bám vào và gây nên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…nếu bạn không lưu ý vệ sinh sạch sẽ các khu vực này.
Ngoài ra, trong trường hợp răng cửa bị thưa vì mọc không đúng vị trí thì sẽ dễ dẫn đến sai lệch khớp cắn. Nếu không được điều trị kịp thời thì lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng đau khớp, đau thái dương, đau đầu,…
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Răng thưa khiến khuôn mặt bị mất cân đối, gây mất thẩm mỹ, khiến bạn mất đi sự tự tin trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt hơn, răng thưa cũng là một phần khiến cho việc phát âm của bạn không được tròn vành , rõ chữ.
Phương pháp cải thiện răng bị thưa phổ biến hiện nay
Trám răng
Trám răng là giải pháp phù hợp với các tình trạng khoảng cách giữa hai răng không quá lớn, dưới 2mm. Vật liệu thường được sử dụng khi trám răng là composite. Bác sĩ sẽ gắn loại vật liệu này vào khe hở giữa hai răng để lấp đầy khoảng trống.
Phương pháp này có thời gian thực hiện nhanh nhưng độ bền không cao, chỉ sử dụng được trong khoảng từ 2 – 3 năm. Miếng trám dễ bị bong tróc khi ăn nhai thực phẩm quá cứng.
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp hiện đại, giúp cải thiện răng thưa do bị thiếu răng, răng mọc ngầm. Giải pháp này giúp ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm vì vít trụ titan được sử dụng để thay thế cho xương răng thật. Tuy nhiên, chi phí của hình thức này khá đắt cũng như đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật, trình độ cao.
Dán sứ
Dán sứ giúp bảo vệ răng khá cao, cho màu răng trắng tự nhiên, cải thiện răng thưa nhẹ nhàng và có thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho trường hợp răng thưa nhiều nên khá hạn chế đối tượng sử dụng.
Dán sứ là giải pháp cải thiện răng thưa có thời gian thực hiện nhanh nhưng hạn chế đối tượng sử dụng (Nguồn: tham khảo)
Niềng răng
Niềng răng là giải pháp giúp cải thiện răng thưa được khuyến khích sử dụng hiện nay.
◾ Niềng răng mắc cài kim loại: là giải pháp chỉnh nha truyền thống, sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài được làm bằng thép không gỉ để kéo chỉnh răng về đúng vị trí trên khuôn hàm, cải thiện răng thưa. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo tính thẩm mỹ và gây khó chịu, đau đớn trong suốt quá trình niềng.
◾ Niềng răng mắc cài sứ: Có cách thức hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng mắc cài ở đây được làm bằng sứ, có màu gần như là trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ cao hơn. Dù vậy, nếu không vệ sinh răng miệng kỹ càng thì mắc cài sứ dễ ngả sang màu vàng sẫm.
◾ Niềng răng trong suốt: Niềng răng trong suốt là giải pháp cải thiện răng thưa hiện đại. Thay vì sử dụng mắc cài và dây cung, niềng răng trong suốt có nghĩa là bạn sẽ đeo khay niềng trong suốt trong cả quá trình niềng. Niềng răng trong suốt được đánh giá cao về tính thẩm mỹ vì khay niềng giống như là vô hình khi ở trên răng.
Niềng răng là giải pháp giúp cải thiện răng thưa được khuyến khích sử dụng (Nguồn: tham khảo)
Niềng răng bị thưa ở đâu tốt?
Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp niềng răng thưa, bạn nên nghiên cứu và lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, có cơ sở vật chất tiên tiến và đội ngũ nha sĩ chuyên môn cao để thực hiện niềng răng.
Ngoài ra, nếu đang tìm kiếm giải pháp giúp cải thiện răng thưa đơn giản nhưng cho hiệu quả tối ưu thì hình thức niềng răng trong suốt Zenyum chính là gợi ý phù hợp với bạn. Zenyum tập trung nhiều vào yếu tố công nghệ, mang đến trải nghiệm niềng răng tiết kiệm thời gian, chỉ từ 3 – 9 tháng, hạn chế nhổ răng mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Khay niềng trong suốt Zenyum
Không chỉ vậy, Zenyum còn có phác đồ điều trị chuyên biệt giúp bạn biết trước được thời gian liệu trình niềng và kết quả sau niềng nhờ vào mô phỏng 3D sự dịch chuyển của răng.
Với liệu trình hiện đại và hiệu quả được cảm kết, Zenyum giữ chi phí ở mức tốt nhất có thể, chỉ 45.000.000 VNĐ cho các trường hợp nhẹ đến trung bình, từ 66.000.000 VNĐ cho các trường hợp phức tạp.
Zenyum có chi phí hợp lý, rõ ràng và minh bạch
Nhiều trường hợp niềng răng thưa trong thời gian ngắn với Zenyum
Trên đây là các thông tin về răng thưa. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để lựa chọn được giải pháp niềng răng phù hợp để cải thiện răng thưa từ hôm nay, sớm có được nụ cười thẩm mỹ.
Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.
Tìm hiểu thêm về Zenyum?
Chỉ mất 5 phút gửi ảnh răng để biết bạn có phù hợp với Niềng răng trong suốt không. Zenyum sẽ liên hệ để chia sẻ về chi phí và thời gian cho gói niềng.
Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!
* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.